Sự hình thành và phát triển của mụn ẩn - Thị Mầu Beauty Center

Sự hình thành và phát triển của mụn ẩn

Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là các u nang phát triển từ sự tích tụ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn bị tắc nghẽn sâu bên trong lỗ chân lông bên dưới lớp biểu bì. Do đó, mụn ẩn cũng giống như mụn thông thường trên bề mặt da, chỉ khác là chúng nằm dưới da.

Biểu hiện của mụn ẩn bên ngoài chỉ là những nốt nhỏ và thường xuất hiện theo từng nhóm. Loại mụn này khá khó để nhận biết chỉ bằng mắt thường, chỉ khi bạn chạm tay lên da mặt mới có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng.

Da của bạn sẽ trở nên khá sần sùi và mất đi sự mịn màng khi bị mụn ẩn. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da dễ bị tác động bởi môi trường như má, trán và dưới cằm. Hơn nữa, việc chăm sóc da không đúng cách cũng khiến da tích tụ bã nhờn, bụi bẩn và gây ra mụn.

Mặc dù mụn ẩn không nguy hiểm như mụn nang, mụn đinh râu,… nhưng nếu không được xử lý kịp thời, dưới ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, stress, nội tiết tố, thói quen sinh hoạt,… thì mụn ẩn có thể bị viêm sưng và để lại thâm mụn, sẹo là điều khó có thể tránh được.

Nguyên nhân gây mụn ẩn dưới da

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn ẩn khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến thường gặp trên lâm sàng khiến loại mụn này xuất hiện trên làn da của bạn.

  • Mụn ẩn do rối loạn nội tiết tố:

 Rối loạn nội tiết tố được xem là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng mụn ẩn diễn ra dai dẳng trên khuôn mặt, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Thông thường, hệ hormone trong cơ thể sẽ được giữ ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi cơ thể bắt đầu bước vào lứa tuổi dậy thì hay đang hành kinh, mang thai,….thì cơ thể sẽ có nhiều biến đổi, trong đó, hệ nội tiết tố cũng bị ảnh hưởng, khiến lượng hormone sinh dục tăng hoặc giảm bất thường. Điều này tạo điều kiện cho mụn nội tiết (mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi, mụn đầu đen ở mũi) và thậm chí mụn ẩn hình thành và phát triển.

  • Vệ sinh da không sạch sẽ gây mụn ẩn dưới da

Trong quy trình các bước skincare hằng ngày thì bước làm sạch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến các bước chăm sóc da sau đó. Vì thế, nếu không chú ý làm sạch cho da kỹ càng thì có thể vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong da và gây mụn ẩn. Không cần sử dụng lực quá mạnh để chà xát khiến da bị tổn thương, bạn chỉ cần massage da mặt nhẹ nhàng theo chuyển động tròn khi rửa mặt cũng đủ để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt da.

  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh gây mụn ẩn

Chế độ ăn uống có sự xuất hiện của nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cay nóng hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh, điều độ như thiếu ngủ, thức khuya, thường xuyên rơi vào trạng thái stress, căng thẳng,…cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến mụn ẩn hình thành dưới da. Đặc biệt, nếu bạn có thói quen xấu gây mụn như hay đưa tay chạm lên bề mặt da thì cũng có nguy cơ cao bị mụn ẩn so với những người khác. Thực tế, bàn tay của chúng ta luôn phải tiếp xúc với rất nhiều thứ mỗi ngày. Do vậy, tay chính là vị trí tập trung một lượng vi khuẩn lớn. Khi đưa tay lên mặt cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng bụi bẩn xâm nhập vào da một cách nhanh chóng

  • Mụn ẩn do lạm dụng mỹ phẩm trang điểm

 Việc lạm dụng mỹ phẩm hay trang điểm thường xuyên cho làn da cũng dễ khiến cho da gặp phải hiện tượng bí bách, tạo điều kiện cho mụn ẩn phát triển. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hay không được đảm bảo về chất lượng, quá hạn sử dụng cũng có thể khiến làn da bị kích ứng và trở nên tồi tệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị mụn ẩn cho da. Bên cạnh đó, nếu không làm sạch các dụng cụ sử dụng cho quá trình trang điểm như bông mút, cọ hay bông phấn định kỳ cũng sẽ vô tình giúp vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và tấn công vào da, gây mụn dị ứng mỹ phẩm.

  • Tác động môi trường gây mụn ẩn dưới da

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ tăng cao, sự tích tụ của bụi bẩn và dầu mỡ có thể kích thích da và gây ra mụn ẩn. Đối với những người thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường như vậy, việc vệ sinh và chăm sóc da phù hợp là cần thiết.

Triệu chứng thường gặp của mụn ẩn là gì?

Cách nhận biết chính xác mụn ẩn là gì? Mụn ẩn về bản chất cũng giống như các loại mụn khác nhưng khác ở chỗ vị trí mọc lại nằm sau bên dưới lớp biểu bì của da. Các dấu hiệu thường thấy của mụn ẩn bao gồm:

– Cảm nhận được mụn nhỏ li ti dưới da.

– Cảm thấy đau nhẹ, không thoải mái trên và xung quanh nốt mụn.

– Nốt mụn có biểu hiện sưng lên, to ra, viêm và hơi đỏ (mụn ẩn phát triển thành nhân trứng cá hoặc mụn viêm).

Điều cần lưu ý:

 – Một số loại mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen phát triển từ mụn ẩn, di chuyển qua các lớp da và hình thành trên khuôn mặt.

– Mỗi người đều có thể tự nhận biết các triệu chứng của mụn ẩn.

Tiến triển của mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn khi bị chôn vùi dưới bề mặt của da thì có thể mất đến vài tháng để hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, thời gian tiến triển của mụn thực tế lại phụ thuộc chủ yếu vào loại da và tình trạng da của từng người. Do vậy, nếu mụn ẩn đang ở trạng thái viêm thì mụn có thể tự di chuyển lên trên bề mặt của làn da, để lộ đầu mụn và điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Trong trường hợp ngược lại, khi mụn ẩn tiếp tục nằm “lì lợm” sâu bên trong da như vậy thì sẽ khiến cho tình trạng da ngày một tệ hơn. Vì tiếp diễn của tình trạng mụn ẩn đó chính là hiện tượng nhiễm trùng và gây mụn viêm bên dưới da. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc sử dụng các biện pháp can thiệp để điều trị mụn ẩn triệt để.

Các vị trí mụn ẩn thường gặp

Mụn ẩn thường xuất hiện ở những vùng da dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường. Các vị trí mụn ẩn thường gặp cụ thể như sau:

Mụn ẩn trên trán

 Cách nhận biết mụn ẩn trên trán như sau:

 – Rửa tay sạch, dùng tay để xoa nhẹ lên trán. Nếu cảm nhận được các nốt nhỏ hoặc cảm giác sần sùi, có thể đó là mụn ẩn.

– Soi gương dưới ánh sáng mạnh để xác định mụn ở trán.

– Sau khi trang điểm, nếu thấy lớp nền vùng da trán không mịn màng, có thể bạn đang bị mụn ẩn ở trán.

Mụn ẩn ở cằm

Bạn có thể nhận biết mụn ẩn ở cằm bằng các cách sau:

– Mụn ẩn nằm dưới da, không thấy đầu mụn, không sưng tấy, không đau nhưng khi sờ vào vùng da dưới cằm có cảm giác cộm cộm.

– Các nốt mụn ẩn có kích thước nhỏ như đầu kim châm và thường mọc thành từng cụm dưới cằm.

– Sau khi trang điểm, phủ phấn, thấy bề mặt da vùng sần sùi những nốt nhỏ. Mụn ẩn trên má Má là vùng da khá nhạy cảm, dễ tích tụ dầu thừa, bụi bẩn và gây ra mụn ẩn nếu không được chăm sóc đúng cách.

 Mụn ẩn ở quai hàm

Quai hàm dễ phát sinh mụn ẩn do chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài như việc đeo khẩu trang, cài quai nón bảo hiểm, thói quen đưa tay lên sờ cằm… Mụn ẩn quanh miệng

Mụn ẩn quanh miệng thường do lỗ chân lông bị bít kín, không thông thoáng, thường do việc đeo khẩu trang lâu, đặc biệt là những loại khẩu trang có lớp chống thấm hút.

Mụn ẩn có tự hết không?

Mụn ẩn không gây đau sưng như mụn mủ và cũng không làm mất đi vẻ thẩm mỹ như mụn đầu đen, nhưng việc điều trị nó dứt điểm lại khá khó khăn do tính “cứng đầu” của loại mụn này.

 Mụn ẩn nằm sâu bên dưới da, do đó không thể tự hết nếu không được xử lý một cách triệt để. Để điều trị hiệu quả, cần đẩy cho nhân mụn nổi lên trên bề mặt da. Các phương pháp điều trị mụn ẩn thường tập trung vào việc tái tạo da, kích thích nhân mụn ẩn để nổi lên và loại bỏ chúng ra khỏi da. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0376109079
0376109079